Người đàn ông này có thể sẽ trở thành Charles Darwin mới của thế kỷ 21

0
559

Nếu Jeremy England có thể chứng minh những giả thuyết của mình là đúng, danh hiệu “Charles Darwin của thế kỷ 21” sẽ thực sự xứng đáng với vị học giả trẻ tuổi này

Vào một chiều chủ nhật đẹp trời, tại một quán café đầy âm thanh náo nhiệt cách khuôn viên của đại học Standford không xa, gần Palo Alto và chỉ cách hơn 8.000 km từ quê nhà, một trợ lý giáo sư từ MIT đang nói chuyện với tôi về khoa học. Những kiến thức đầy tính hàn lâm. Tên anh là Jeremy England. Ở tuổi 33, mọi người thường gọi anh bằng biệt danh: Charles Darwin tương lai”.

Jeremy có một bài giảng tại đại học Standford. Tốt nghiệp đại học Harvard, vị học giả từ đảo Rhodes nói với chất giọng từ từ, đôi chút có phần lên giọng và nhấn nhá. Bàn tay thon dài của anh tạo nên những cử chỉ đột ngột khi anh cảm thấy hứng khởi với chủ đề mình đang nói. Gầy gò, có một khuôn mặt dài và phần râu quai nón, đi kèm với mái tóc màu nâu cát, Jeremy trông giống hệt như những gì bạn có thể tưởng tượng về một nhà vật lý. Tuy nhiên, anh ta mang một đôi dày Adidas bụi bặm và đội mũ kippah truyền thống. Và trong những câu chuyện của mình, Jeremy nhắc nhiều về chúa trời.

 Jeremy England - vị học giả trẻ tuổi từ viện công nghệ Massachusetts

Jeremy England – vị học giả trẻ tuổi từ viện công nghệ Massachusetts

Ý tưởng của Jeremy được trình bày như sau: trong những điều kiện thích hợp, một nhóm các nguyên tử sẽ tự tổ chức, sắp xếp và sử dụng năng lượng hợp lý. Qua thời gian và với một lượng ánh sáng nhất định, nhóm các nguyên tử có thể kết hợp chặt chẽ để tạo nên cái chúng ta gọi là sự sống. Trên thực tế, những gì chúng ta coi là vô tri đôi khi lại thực sự đang sống. Nó phụ thuộc vào cách chúng ta định nghĩa cuộc sống, một phần nghiên cứu của England khiến chúng ta phải suy nghĩ lại. “Mọi người cho rằng nguồn gốc của sự sống là một quá trình hiếm gặp”, Vijay Pande, một giáo sư hóa học Standford nói. “Jeremy đã trình bày ý tưởng về việc sự sống là một chuỗi các quy tắc cụ thể, không phải một sự ngẫu nhiên”.

Nghe chừng có vẻ kì lạ, nhưng ý tưởng của England thực sự đáng kinhg ngạc và thu hút được sự chú ý của nhiều các chuyên gia. Sau tất cả, trong khi chủ nghĩa Darwin có thể giải thích được sự tiến hóa và thế giới phức tạp mà chúng ta đang sống, Darwin vẫn không đề cập tới sự phát triển mạnh mẽ của con người. “Sự kiên định của England nhằm tìm ra bằng chứng cho những bước phát triển của sự sống mà chúng ta đang đặt ra nhiều giả thiết đã khiến anh được nhiều người biết tới“, Carl Franck, một giáo sư vật lý từ đại học Cornell, người luôn theo sát công việc của England đã phát biểu. “Cứ mỗi 30 năm, chúng ta lại trải qua những bước tiến lớn mạnh với thành tựu lớn”, Franck chia sẻ. “Và có lẽ, đây là thời điểm cho một bước phát triển mạnh mẽ khác”.

Và những điều đó đến từ một chàng trai Do Thái dòng Orthodox với những đôi giày bắt mắt.

Trước khi England trở thành tín đồ tôn giáo – anh cầu nguyện ba lần một ngày – England là một nhà khoa học. Từ khi biết đọc, England đã say mê với những cuốn sách từ chính trị, âm nhạc cho đến thế giới tưởng tượng. Khi 9 tuổi, cậu bé đã nghiên cứu cuốn sách nổi tiếng của Stephen Hawking, “Lược sử thời gian”. Nó không thể hiểu hết chúng, nhưng nó đã cố gắng tìm hiểu”, cha của Jeremy, Richard England, một giáo sư kinh tế tại học New Hamsphire đã chia sẻ. Cha của England là một giáo sư kinh tế còn mẹ là một giáo viên trường công. Họ thường xuyên dẫn con cái tới bảo tàng và khuôn viên trường đại học Harvard, chỉ cách thị trấn ven biển nhỏ của họ vài giờ. Tuy nhiên, cha Jeremy cho rằng sự dạy dỗ không phải nguyên nhân chính cho sự tò mò đầy thông thái hay những câu hỏi lớn của England.

 Những nghiên cứu của Jeremy về tiến hóa và sự sống liệu có mang đến bước tiến lớn cho ngành sinh thái học?

Những nghiên cứu của Jeremy về tiến hóa và sự sống liệu có mang đến bước tiến lớn cho ngành sinh thái học?

Vài năm trước, một người bạn niên thiếu của Jeremy gợi nhớ anh về quãng thời gian mà hai người đã có cuộc trò chuyện rất thú vị. Jeremy đã hỏi bạn mình “Adam này, cậu biết không, nếu loài khủng long có thể bị tuyệt chủng, con người chúng ta cũng vậy”, lúc đó England mới chỉ 3 tuổi.

Về phần mình, England nói rằng chỉ đến khi lên 7, anh cảm thấy việc “không biết đủ nhiều” mang lại cho anh cảm giác lo lắng. Những lo lắng đó đã thôi thúc anh theo đuổi chương trình học và nghiên cứu tại nhiều đại học danh tiếng: Harvard, Oxford, Standford, Princeton và bây giờ là hợp đồng giảng dạy 3 năm tại MIT.

Trong khi mẹ anh là một người Do Thái, cha Jeremy được nuôi dạy bởi gia đình theo đạo tin lành. Tuy nhiên, cha anh không có ý định hướng anh đi theo tôn giáo của gia đình bên nội. Bữa cơm gia đình luôn có những món ăn và vật trang trí đặc trưng của cả hai tôn giáo nhưng tuyệt nhiên nhà England không giữ một quyển kinh thánh nào tại nhà. Mẹ của Jeremy được sinh ra tại Ba Lan vào năm 1947 trong một gia đình bị truy đuổi bởi Holocaust. Hầu hết thành viên trong gia đình bà, bao gồm cả những người họ hàng, đều đã bị giết bởi Nazis. Cuộc sống của bà luôn tràn ngập những hình ảnh, nỗi đau về sự tàn khốc của chiến tranh và những năm tháng tại Ba Lan. Vì lí do đó, bà sống khá tách mình và khép kín.

Trong khi đang theo học tại Oxford vào những năm 2000, Jeremy đã gặp phải thái độ bài Do Thái lần đầu từ sinh viên trong lớp. Năm 2005, anh đến Israel lần đầu và đã phải lòng đất nước xinh đẹp này. Nghiên cứu những cuốn sách Torah – kho tàng tri thức để lại của người Do Thái đã mang đến cho Jeremy cơ hội mở mang đầu óc.

Trở lại Palo Alto, giữa cuộc gặp với giáo sư Berkeley và sinh viên Standford, England, England khởi động lại máy để giới thiệu những mô phỏng giả định mà anh đang nghiên cứu. Trong những nghiên cứu của mình về sự phát triển phôi thai, Jeremy luôn trăn trở với câu hỏi: điều gì tách biệt sự sống và cái chết? Năm 2013, England đã công bố một phương trình về lượng năng lượng cần thiết để khả năng tự tái tạo được diễn ra. Với England, nghiên cứu này chỉ là sự khởi đầu. “Tôi không thể dừng nghĩ về nó”, anh ta nói. “Nó thực sự dễ làm nản lòng”. Trong những năm về sau, anh ta tiến hành nghiên cứu thứ hai của mình. Công trình đang thu thập những ý kiến đánh giá từ các đồng sự. Nghiên cứu mới sử dụng những kết quả cũ để giải thích một cách khoa học về cách mà sự sống có thể phát triển từ những vật vô tri trong những trường hợp nhất định.

Chủ nghĩa Darwin và những giả thuyết về chọn lọc tự nhiên chỉ ra cho chúng ta biết việc những cơ thể có khả năng thích nghi tốt tiến hóa để tồn tại và sinh sản trong môi trường mới. England không phủ nhận giả thuyết trên. Tuy nhiên, anh cho rằng nó khá mơ hồ. Ví dụ, cá voi xanh và các loài nhuyễn thể sống trong cùng một môi trường – đại dương – nhưng chúng tồn tại theo những cách khác nhau. Đó là bởi vì dù đều tồn tại, mỗi loài có cấu trúc DNA khác nhau, được sắp xếp khác biệt trong mỗi cơ thể sinh vật.

 Thuyết tiến hóa của Darwin vẫn gây ra tranh luận cho nhiều người

Thuyết tiến hóa của Darwin vẫn gây ra tranh luận cho nhiều người

Mô phỏng của England về một ca sỹ hát Opera cầm một cốc thủy tinh và hát với một cao độ nhất định. Thay vì vỡ ra làm nhiều mảnh, England dự đoán rằng qua thời gian, những nguyên tử sẽ sắp xếp lại và có khả năng hấp thụ năng lượng của giọng hát ca sĩ, cuối cùng giúp chiếc cốc không bị vỡ. Vậy thì một chiếc cốc có gì khác một tế bào sinh vật phù du mà có khả năng sắp xếp lại cấu trúc cơ thể qua nhiều thế hệ? Liệu việc này có giúp chiếc cốc trở thành một cơ thể sống?

Có rất nhiều khiến ta phải suy nghĩ về vấn đề này. Tuy nhiên, những nghiên cứu của England vẫn chưa tìm ra được câu trả lời. Sẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn để trả lời những câu hỏi còn bỏ ngỏ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here