Nghiên cứu: Con người không được ‘thiết kế’ để ăn thịt

0
746

Tóm tắt bài viết

  • Sự thật: Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở California và Pháp cho thấy protein động vật làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên rất cao, trong khi protein từ thực vật lại có lợi cho trái tim con người.
  • Câu hỏi: Có nhiều nghiên cứu liên kết việc tiêu thụ sản phẩm động vật với một số chứng bệnh, và tiêu thụ thực phẩm từ thực vật có thể đảo ngược và phòng ngừa chúng. Liệu điều này có cho thấy cơ thể sinh học của chúng ta không được thiết kế để ăn các sản phẩm từ động vật?

Con người không được thiết kế để ăn thịt. Chế độ ăn nhiều thịt, ít thực vật như hiện nay đang làm hao mòn sức khỏe con người, theo nhiều nghiên cứu. 

Có phải con người nên ăn thịt và các sản phẩm từ động vật? Nếu nhìn vào nghiên cứu này, nhiều người có thể ngạc nhiên. Lấy sữa làm ví dụ. Phần lớn mọi người trên hành tinh không dung nạp được đường lactose – thành phần đường chủ yếu trong sữa – vì một lý do. Ở một số nơi trên thế giới, tỷ lệ không dung nạp đường sữa có thể lên đến 90 – 100%. Con người là loài duy nhất uống sữa sau khi đã cai sữa (khi trưởng thành) và là loài duy nhất uống sữa của loài động vật khác. Chúng ta có đang bị lừa bởi những chiến dịch tiếp thị thực phẩm rầm rộ? Tại sao các lời khuyên dinh dưỡng toàn cầu lại đang chuyển sang một chế độ ăn dựa trên thực vật nhiều hơn? Đó là bởi vì mọi thứ đang thay đổi.

Nghiên cứu: Con người không được 'thiết kế' để ăn thịt
Ảnh: CafeF

Lý do tại sao tôi cảm thấy khó tin với việc con người phải ăn thịt và các sản phẩm từ động vật là bởi vì có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh điều này. Việc ăn thịt có liên hệ đến nhiều loại bệnh khác nhau. Một số thông tin mới nhất trong lĩnh vực này, so sánh protein từ thịt và protein từ thực vật, cho thấy protein thực vật tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Pháp cho thấy protein từ thịt dẫn đến nguy cơ gia tăng mắc bệnh tim rất cao, trong khi protein từ các loại hạt thì lại có lợi hơn cho trái tim con người, trang Collective Education cho hay.

Nghiên cứu: Con người không được 'thiết kế' để ăn thịt

Được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học , một dự án hợp tác giữa các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học y tế công cộng Loma Linda ở California và Viện khoa học-công nghiệp đời sống & môi trường AgroParisTech và Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp ở Paris, Pháp đã cho thấy những người hấp thụ một lượng lớn protein thịt, vốn là tiêu chuẩn quy định hàng ngày đối với nhiều người, là bộ phận dân số có nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch (CVD) lên đến 60%, trong khi những người tiêu thụ một lượng lớn protein từ các loại thực vật thì nguy cơ này giảm xuống 40%.

Nghiên cứu: Con người không được 'thiết kế' để ăn thịt
Ảnh: Adobe.com

81.000 người đã tham gia nghiên cứu này. Theo tiến sĩ Gary Fraser từ Đại học Loma Linda, và tiến sĩ François Mariotti từ viện nghiên cứu AgroParisTech và Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp từng là người nghiên cứu chính:

“Chất béo trong chế độ ăn kiêng là tác nhân gây bệnh tim mạch, protein cũng có thể có tác động quan trọng tương tự nhưng thường bị bỏ qua”.

Các tác giả nhấn mạnh rằng họ và đồng nghiệp từ lâu đã nghi ngờ protein từ thực vật có khả năng chống lại bệnh tim mạch, trong khi protein từ thịt, đặc biệt là thịt đỏ, thì lại làm gia tăng nó.

Tuy rằng việc tiêu thụ không đủ protein sẽ gây hại cho cơ thể, nhưng việc tiêu thụ quá mức cũng mang đến rủi ro sức khỏe. Ở Hoa Kỳ, loài động vật ăn tạp trung bình hấp thụ hơn 1,5 lần lượng protein tối ưu , và hầu hết lượng protein đó đến từ các nguồn động vật. Đây là tin xấu vì protein dư thừa thường được lưu trữ dưới dạng chất béo, gây tăng cân bệnh tim tiểu đường viêm nhiễm và ung thư.

Nghiên cứu: Con người không được 'thiết kế' để ăn thịt
Ảnh: segodnya.ua

Nghiên cứu kết luận:

Mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch và protein từ thịt động vật cùng các loại hạt thực vật là rất lớn … Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể được thiết lập dựa trên nguồn protein, ưu tiên lượng protein thấp hơn từ thịt và nhiều hơn từ các loại hạt thực vật.

Nghiên cứu: Con người không được 'thiết kế' để ăn thịt
Ảnh: Small Footprint Family

Mặt khác, protein chứa trong thực vật có khả năng phòng ngừa bệnh. Theo tiến sĩ Michelle McMacken từ bệnh viện Bellevue, New York :

“Protein có trong thực phẩm thực vật bảo vệ chúng ta khỏi nhiều bệnh mãn tính”

Nghiên cứu: Con người không được 'thiết kế' để ăn thịt
Bác sĩ Michelle McMacken (ảnh: plant proof.com).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt giữa protein động vật và protein thực vật. Một ví dụ tuyệt vời khác đến từ Colin Campbell, giáo sư ngành hóa sinh dinh dưỡng tại Đại học Cornell. Thí nghiệm của ông trên chuột cho thấy sự tăng trưởng tế bào ung thư có thể được gia cường hoặc giảm thiểu bằng cách thay đổi lượng protein động vật trong chế độ ăn của chúng. Đây quả là một khám phá lớn, có ý nghĩa to lớn đối với chế độ ăn uống của hàng triệu người.

Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2016 bởi các nhà nghiên cứu tại Trường Y Harvard và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), trong đó họ theo dõi hơn 130.000 người trong 36 năm, giám sát bệnh tật, lối sống, chế độ ăn uống và tỷ lệ tử vong của những người này.

Họ phát hiện ra rằng việc thay thế từ 15g đến 19g protein động vật, tương đương với một cái xúc xích, bằng các loại hạt, đậu và cây họ đậu cùng các loại protein thực vật khác, sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong sớm. Thay thế trứng bằng protein thực vật cũng giúp giảm 19% tỷ lệ tử vong.

Các nhà nghiên cứu phát hiện khi gia tăng lượng thịt hấp thụ lên 10%, thì cũng tương ứng gia tăng tỷ lệ tử vong lên 2% và tỷ lệ tử vong do tim mạch lên 8%.

Vậy tại sao chúng ta lại ăn thịt?

Vậy điều gì khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần phải ăn thịt? Nhiều người thường thích viện dẫn chủng người Neanderthal tối cổ, sinh sống chủ yếu bằng việc săn bắt, hái lượm và ăn thịt (sống) trước đây như một bằng chứng. Nhưng tôi cảm thấy những lập luận đó rất yếu bởi họ thường không tính đến những nhóm người Neanderthal hoàn toàn thuần chay, và tại sao protein động vật lại không thực sự quan trọng đối với con người.

Nghiên cứu: Con người không được 'thiết kế' để ăn thịt
Ảnh: Collective Education

Bằng chứng có rất nhiều. Một điều khá rõ ràng là cơ thể chúng ta chịu tổn thất từ việc ăn thịt và thu được lợi ích từ chế độ ăn thực vật.

Tiến sĩ Milton Mills, một bác sĩ nội khoa, giải thích tại sao con người không có cấu trúc giải phẫu để tiêu hóa thịt, hoặc ít nhất, chúng ta có một sự lựa chọn.

Khi bạn thực sự nhìn vào cấu trúc hệ tiêu hóa của chúng ta, bạn sẽ thấy chúng ta có cấu trúc giải phẫu và sinh lý giống với một loài ăn thực vật nghiêm ngặt hoặc động vật ăn cỏ. Chúng ta không có bất kỳ sự thích nghi nào trong hệ thống tiêu hóa hoặc trong cấu trúc sinh lý với việc ăn hoặc tiêu thụ thịt động vật. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể tiêu thụ thịt động vật mà không có sự trợ giúp của công nghệ. Nhưng khi bạn nhìn vào cấu trúc hàm, cơ học hàm, thực quản, dạ dày và chiều dài của ruột, rõ ràng chúng ta có cấu trúc giải phẫu giống với động vật ăn cỏ.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc tiêu thụ chế độ ăn giàu thực vật.

Kết quả mang lại

Một điều khá rõ ràng là, chế độ ăn từ thực vật mang đến lợi ích rất lớn cho sức khỏe, tác động đến cấu trúc sinh học của chúng ta theo một cách thức rất tích cực, trong khi ăn thịt và tiêu thụ các sản phẩm động vật lại hoàn toàn ngược lại. Đây thực sự không phải là vấn đề để tranh luận, thay vào đó chúng ta cần đặt câu hỏi về những gì chúng ta đang làm trên hành tinh này, và cách thức chúng ta đối xử với các loài động vật ngoài kia. Chúng đang bị bắt, giết thịt và điều đó vô cùng đau đớn. Hành tinh của chúng ta khá tàn nhẫn và tồi tệ khi đang tiêu thụ thịt. Tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra thực tế rằng điều này không tự nhiên chút nào.

Nghiên cứu: Con người không được 'thiết kế' để ăn thịt
Ảnh :achnew.org

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here